Cách chia phòng trong nhà ống đang làm một vấn đề thu hút rất nhiều sự quan tâm. Với không gian hạn chế bạn cần biết cách bố trí các phòng trong nhà ống sao cho hợp lý nhất. Nhờ đó mang lại một không gian sống thoải mái cũng như tiện cho việc sinh hoạt chung của cả gia đình.

Nội dung...
Đặc điểm của không gian nhà ống
Hiện nay với quỹ đất ngày càng thu hẹp tại các khu đô thị thì nhà ống đang trở thành một mẫu nhà phổ biến. Đặc trưng của những ngôi nhà ống đó là hình dạng chữ nhật với bề ngang hẹp và chiều dài khá ấn tượng. Do đó những ngôi nhà ống thường được thiết kế tận dụng chiều dài để chia cắt không gian.

Vì không gian khá hẹp nên những ngôi nhà ống thường được mở rộng bằng chiều cao từ 2 đến 3 lầu. Ngoài ra, một lưu ý đó là những ngôi nhà ống thường nằm liền kề nhau.

Do đó, sẽ không có nhiều không gian thoáng đãng để bạn bố trí những ô cửa sổ. Tận dụng sân thượng hoặc không gian trước nhà để làm một khu vườn nhỏ cũng sẽ giúp điều hòa không khí trong nhà.

Cách chia phòng trong nhà ống
Đối với cách chia phòng trong nhà ống, trước tiên bạn cần xác định được không gian sinh hoạt chung của gia đình. Nhờ đó sẽ có được những bước khái quát trong việc chia cắt không gian từng khu vực trong nhà.

Đối với những thiết kế nhà ống một tầng
Nhà ống một tầng thường sẽ có không gian khá nhỏ hẹp. Do đó, bạn phải tận dụng triệt để toàn bộ không gian trong nhà. Trước kết không gian phòng khách nên được bố trí ở cửa ra vào. Vì không có quá nhiều diện tích, vậy nên bạn có thể sử dụng phòng khách thông với phòng bếp và phòng ăn.

Đôi với việc sử dụng chung cùng một không gian cho bếp và phòng khách. Bạn nên lựa chọn những thiết kế gọn nhẹ, không chiếm nhiều không gian.

Sofa sẽ hướng ra phía cửa chính là quay lưng lại với khu vực phòng ăn. Nó sẽ giúp phân định được ranh giới giữa hai không gian. Nếu bạn ngăn cách chúng giữa mộ bức tường, điều này sẽ khiến tổng thể trở nên chật chội và ngột ngạt.

Kế đến sẽ là nhà tắm. Thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh chung cũng đang rất phổ biến trong cách bố trí các phòng trong nhà ống. Việc tách đôi hai không gian là không cần thiết hơn hết nó có thể chiếm một không gian đáng kể.

Khu vực cuối cùng sẽ là không gian nghỉ ngơi. Nó sẽ nằm xa so với mặt đường chính. Do đó, sẽ không có bất cứ ảnh hưởng nào do âm thanh và hoạt động từ bên ngoài. Nhờ đó giấc ngủ của bạn sẽ được đảm bảo và không bị xao nhãng.

Một lưu ý nhỏ đó là bạn nên thiết kế lối đi phù hợp. Không nên quá chật hẹp vì nó sẽ tạo cảm giác tù túng. Tạo một lối đi trong nhà tiện cho việc di chuyển giữa các khu vực

Thiết kế và bố trí nhà ống nhiều tầng.
Đối với các thiết kế từ 2 tầng trở lên thì cách chia phòng trong nhà ống sẽ trở nên đơn giản hơn. Trước hết đó là bạn sẽ có thêm không gian, tiếp đến bạn có thể tận dụng triệt để được không gian phía trên để tạo sự thoải mái trong việc sinh hoạt hàng ngày.

Khu vực tầng trệt sẽ là không gian phòng khách và bếp. Phòng khách sẽ được ưu tiên nằm ngay khu vực cửa ra vào. Bạn nên bố trí sofa và các vật dụng trong phòng khách nằm song song so với hướng cửa chính.

Không gian bếp sẽ là không gian liền kề với phòng khách. Thay vì sử dụng tường ngăn cách, bạn có thể bố trí kệ sách để làm ranh giới giữa hai không gian.

Phòng bếp sẽ được kết hợp chung với phòng ăn. Các thiết bị cũng như khu vực bàn nấu nướng nên kê sát tường và bố trí bàn ăn ở khu vực giữa nhà. Nó sẽ tạo được cảm giác thoải mái khi bạn bước vào bếp.

Nhà tắm và nhà vệ sinh cũng nên được bố trí tại tầng trệt. Vị trí tuyệt vời nhất chính là khu vực cuối hành lang. Nếu bạn muốn thiết kế phòng tắm riêng tư thì có thể chỉ bố trí mỗi nhà vệ sinh ở khu vực tầng trệt.

Khu vực trên lầu sẽ được tận dụng làm không gian nghỉ ngơi cũng như làm việc. Tùy theo số lượng thành viên trong gia đình mà bạn sẽ chia không gian trên lầu thành 2 tới 3 phòng ngủ riêng biệt. Nếu gia đình bạn chỉ cần bố trí 1 tới 2 phòng ngủ thì bạn có thể tận dụng khoảng không gian phía trước làm khu vực phòng trà hoặc khu vực làm việc.

Với những chia sẻ trên đây về cách chia phòng trong nhà ống, chúng tôi tin chắc rằng bạn sẽ có được những thông tin thiết thực nhất để áp dụng ngay cho không gian sống. Nó cũng chính là yếu tố quyết định đến chất lượng cuộc sống của mỗi nhà. Vậy nên để có thêm những thông tin hữu ích cũng như những tư vấn chuyên sâu bạn có thể truy cập vào website sau đây https://noithatdangkhoa.com.

Nội thất quầy lễ tân cho văn phòng
Khi phòng nhỏ thì một bộ bàn ghế sofa da cùng chiếc bàn gỗ sẽ là nơi tiếp khách đầy lịch sự. Và nó cũng là nơi họp nhanh khi cần thiết.

Quầy lễ tân là bộ mặt đầu tiên khi khách hàng, đối tác đến nội thất văn phòng. Vì thế thường quầy lễ tân được thiết kế độc đáo, đẹp mắt sẽ tạo nên thiện cảm của khách hàng, sự chuyên nghiệp của công ty từ cái nhìn đầu tiên.

Bàn Ghế Văn Phòng, Ghế Sofa, Bàn Ăn Nội Thất Đăng Khoa
(Zalo + Click vào SĐT trên màn hình để gọi)
>>> Xem bản đồ chỉ đường đến CS2
Website: https://noithatdangkhoa.com